Hiện nay ở nước ta, đặc biệt là tại các thành phố lớn, thuật ngữ thừa phát lại xuất hiện khá phổ biến. Nhưng khi tìm hiểu kỹ càng hơn về việc lập vi bằng hay tống đạt các giấy tờ thì phần lớn các tổ chức, cá nhân đều không hiểu rõ văn phòng thừa phát lại là gì, có chức năng thế nào? Cùng Đại Thắng Holdings theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhé.
Văn phòng thừa phát lại là gì?
Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của thừa phát lại để thực hiện những công việc được giao theo quy định của pháp luật. Trong đó, văn phòng thừa phát lại do một thừa pháp lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng thừa phát lại do hai thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Khác với các cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại là do tổ chức hay cá nhân, tự lập ra khi đáp ứng được các điều kiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Văn phòng thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, sẽ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về vấn đề tài chính.
Thừa phát lại là người có đầy đủ các tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện những việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành các vụ án dân sự, tổ chức thi hành các bản án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
Bạn có biết văn phòng thừa phát lại có chức năng gì?
Nhiều người còn mơ hồ với câu hỏi văn phòng thừa phát lại là làm gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng thừa phát lại sẽ có một số những chức năng dưới đây:
Chức năng 1: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án
Việc tống đạt văn bản của tòa án đến các đương sự có ý nghĩa và giá trị rất lớn do trên thực tế là có rất nhiều trường hợp, văn bản của Tòa án không đến được với đương sự, điều này gây nên việc phải hoãn phiên tòa, hoãn việc xét xử. Thông thường, việc tống đạt văn bản của Tòa án gửi qua bưu điện hoặc do thư ký Tòa án đi tống đạt trực tiếp trong tình huống cần thiết. Để tránh sai sót có thể xảy ra, Tòa án, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có thể ký hợp đồng với văn phòng thừa phát lại.
Thừa phát lại tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của Viện kiểm sát, Tòa án trong việc giải quyết cá vụ án hành chính, vụ việc dân sự, việc dân sự trong vụ án hình sự; tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự tại địa bàn cấp tỉnh nơi mà văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng được ký kết giữa Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng thừa phát lại.
Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo ngoài địa bàn huyện nơi mà văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở thì văn phòng thừa phát có thể thỏa thuận từng việc cụ thể với Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự bằng các bản hợp đồng riêng.
Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ sẽ thực hiện chuyển tài liệu, hồ sơ trực tiếp đến người dân theo phương thức được cơ quan Nhà nước yêu cầu và thông báo lại kết quả cho cơ quan đã ký hợp đồng về vấn đề tống đạt.
Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc tài liệu chứng minh việc đã hoàn thành tống đạt cho Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự đã yêu cầu trong thời hạn 2 ngày làm việc, tính từ ngày thực hiện xong việc tống đạt.
Chức năng 2: Lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Vi bằng chính là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính theo quy định pháp luật, là căn cứ để tiến hành giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của giao dịch, hợp đồng… bằng văn bản thì việc lập vi bằng là việc thừa phát lại lập văn bản trong đó có ghi nhận hành vi, sự kiện được dùng là chứng cứ trong xét xử. Có thể thấy, việc lập vi bằng là công việc tương đối mới mẻ và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn so với công chứng.
Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên ly hôn, kết hôn; tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng; trường hợp ghi nhận di sản thừa kế… Vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện gồm một số trường hợp cụ thể như: Lập vi bằng ghi nhận họp công ty; Lập vi bằng ghi việc giao nhận tài sản; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng hình ảnh thông tin người khác trái pháp luật; Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai lệch…
Chức năng 3: Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu đương sự
Thừa phát lại có quyền xác minh các điều kiện thi hành án mà vụ việc đó nằm trong thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu. Việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi thừa phát lại khi có yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản. Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của thừa phát lại. Trường hợp cần thiết thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn để làm rõ các nội dung cần được xác minh.
Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được tiến hành như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và những tài liệu của khách hàng, trưởng văn phòng thừa phát lại đưa ra quyết định xác minh; Việc xác minh được tiến hành trực tiếp hoặc văn bản yêu cầu.
Những đối tượng xác minh: Thừa phát lại áp dụng biện pháp nghiệp vụ điều tra, truy tìm, xác minh tài sản của người thi hành án gồm: Động sản, bất động sản, giấy tờ có giá trị, tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng, lương, tài sản thừa kế, hôn nhân, ly hôn, cho vay… làm căn cứ để thừa phát lại có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc tẩu tán tài sản, thực hiện việc thu hồi tài sản để trả lại cho người được thi hành án nhanh chóng.
Chức năng 4: Thừa phát lại tổ chức thi hành các quyết định, bản án của Tòa án
Khi tổ chức thực hiện thi hành án, văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền như chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự. Trong khi thực hiện chức năng này, văn phòng thừa phát lại được quyền áp dụng những biện pháp đảm bảo thi hành án, để ngăn chặn việc tẩu tán, trốn tránh việc thi hành. Thừa phát lại có quyền tạm giữ tài sản; phong tỏa các tài khoản; tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sở hữu hay thay đổi hiện trạng tài sản… và những biện pháp cưỡng chế thi hành trong trường hợp cần thiết.
Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng công chứng khác nhau ở điểm nào?
Văn phòng công chứng được thành lập nhờ Công chứng viên còn văn phòng thừa phát lại được thành lập nhờ thừa phát lại. Hai đối tượng này có tiêu chuẩn, điều kiện, đào tạo và yêu cầu… khác nhau.
Văn phòng công chứng chịu sự điều chỉnh bởi Luật Công chứng 2014. Văn phòng Thừa phát lại sẽ chịu sự điều chỉnh bởi nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động của thừa phát lại.
Văn phòng công chứng thực hiện chứng thực hoặc công chứng hợp đồng, giao dịch theo nhu cầu của người dân hoặc theo quy định của pháp luật. Còn Văn phòng thừa phát lại lập ra vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện có thật do Thừa phát lại chứng kiến, lập theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan, cá nhân.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà Đại Thắng Holdings muốn chia sẻ với bạn đọc về văn phòng thừa phát lại là gì, văn phòng thừa phát lại có chức năng gì. Hy vọng, các chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích với bạn trong cuộc sống. Nếu cần tìm hiểu thêm về các loại hình văn phòng cho thuê khác, hãy xem thêm những bài viết tại trang website của Đại Thắng Holdings nhé.
ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI NHẬN THÔNG TIN SỚM NHẤT
Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận thông tin sớm nhất về các bất động sản cho thuê tại Đà Nẵng. Đăng ký ngay để cập nhật tin tức mới nhất và những ưu đãi hấp dẫn từ Đại Thắng Holdings!
.