Sơ đồ tổ chức của một công ty là biểu đồ minh họa các cấp, vị trí, phòng ban và mối liên hệ giữa các bộ phận trong công ty. Sơ đồ này giúp các nhân viên có thể hiểu rõ về cấu trúc tổ chức, trách nhiệm, vị trí và quyền hạn của mỗi bộ phận, đội nhóm hay từng cá nhân. Từ đó việc quản lý và phát triển cũng sẽ dễ dàng hơn.
Để hiểu rõ hơn về các mẫu sơ đồ tổ chức công ty/ phổ biến, mời bạn đọc cùng công ty Đại Thắng Holdings theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về sơ đồ tổ chức công ty là gì?
Đôi nét về sơ đồ tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức công ty (organogram) là một dạng sơ đồ/ biểu đồ trực quan, mô tả cấu trúc nội bộ của một công ty bằng cách giới thiệu rõ ràng vị trí, trách nhiệm, vai trò của từng thành viên trong công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban trong cùng một tổ chức.
Sơ đồ tổ chức của một công ty được thể hiện dưới dạng sơ đồ chữ, có thể có thêm hình ảnh minh họa tại các vị trí cụ thể trong doanh nghiệp. Sơ đồ cơ cấu này góp phần quan trọng trong việc quản lý và vận hành đơn vị.
Có thể nói, sơ đồ tổ chức công ty là nền móng cơ bản của mỗi doanh nghiệp và được áp dụng cho tất cả các công ty hoạt động ở mọi lĩnh vực. Đây là yếu tố cơ bản nhưng lại mang tính chất tiên quyết để công ty đi vào vận hành thuận lợi và đảm bảo việc quản lý được hiệu quả.
Giới thiệu các loại sơ đồ tổ chức công ty
Có một số mô hình cơ cấu tổ chức công ty phổ biến mà các doanh nghiệp có thể tham khảo cho đơn vị của mình là:
– Sơ đồ tổ chức ma trận: Xây dựng dựa theo hệ thống quyền hạn và hỗ trợ đa chiều, kiểu sơ đồ này được vận hành theo cả chiều ngang và chiều dọc.
– Sơ đồ tổ chức theo từng chức năng: Một phòng ban sẽ quản lý từng chức năng rõ ràng, cụ thể. Mô hình này cho phép nhân sự tập trung và cần thành thạo nghiệp vụ, nắm vững những kỹ năng chuyên môn mà mình quản lý. Đây là sơ đồ được đánh giá là tiên tiến và hiệu quả nhất thời điểm hiện tại.
– Sơ đồ tổ chức kiểu phân quyền: Là mô hình sơ đồ công ty cổ điển, nhưng hiện tại vẫn được đang sử dụng rộng rãi, phổ biến. Mô hình này mô tả công việc từ các bộ phận cấp cấp đến cấp quản lý trung rồi sau đó là nhân viên. Kiểu sơ đồ này có xu hướng quan liêu và nặng về sự phân biệt giữa các cấp.
– Sơ đồ tổ chức theo địa lý: Đây là kiểu sơ đồ phù hợp với doanh nghiệp, công ty có nhiều chi nhánh, phân bố rộng rãi theo vị trí địa lý. Doanh nghiệp, công ty sử dụng kiểu mô hình này thường hoạt động trong một số lĩnh vực như bán lẻ, vận tải… và cần đảm bảo sẽ báo cáo liên tục về các trụ sở chính.
– Sơ đồ cơ cấu tổ chức phẳng: Kiểu mô hình này cho phép nhân viên trong công ty đều bình bằng và vận hành theo kiểu tự quản lý. Nhưng các vị trí làm việc thường không có chức danh cụ thể. Bạn thường gặp kiểu sơ đồ tổ chức công ty này ở các doanh nghiệp nhỏ kho mới hình thành hoặc công ty kiểu hộ gia đình…
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thương mại, sản xuất, bán lẻ, vận tải… mà sẽ có sự khác biệt về mô hình sử dụng trong các sơ đồ tổ chức của công ty.
Ưu điểm – hạn chế của sơ đồ tổ chức công ty
Để hiểu rõ hơn về sơ đồ tổ chức của một công ty, dưới đây Đại Thắng Holdings sẽ cùng bạn tìm hiểu về những điểm mạnh, điểm hạn chế. Cụ thể là:
Ưu điểm của sơ đồ tổ chức nhân sự công ty
Sơ đồ này trình bày rõ ràng cấu trúc nội bộ, hệ thống vị trí thứ bậc, phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp. Giúp cho các nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong tổ chức, cũng như cho thấy sự bài bản, chuyên nghiệp của quy mô doanh nghiệp.
Xác định rõ ràng mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận, bao gồm mối quan hệ về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm. Điều này cũng được mô tả rõ ràng trong sơ đồ tổ chức công ty, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Sơ đồ sẽ giúp nhân viên hiểu rõ được lộ trình phát triển công việc cá nhân – điều mà các nhân viên hiện nay đều mong muốn được biết. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp sẽ giúp họ hình dung rõ ràng về công việc và có thêm mục tiêu, động lực phấn đấu lâu dài cho bản thân và cùng công ty đi đến thành công.
Hạn chế của sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì các mẫu sơ đồ tổ chức công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
– Khó phản ánh đầy đủ tình hình thực tế: Sơ đồ tổ chức của một công ty thường chỉ thể hiện cấu trúc tổ chức chính thức của doanh nghiệp, các sơ đồ được xây dựng mang tính khái quát. Trong thực tế, mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận và vai trò của từng cá nhân sẽ phức tạp hơn và không giống 100% trong sơ đồ tổ chức nhân sự công ty.
– Khó thể phản ánh sự thay đổi của công ty: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp thường được xây dựng cho một giai đoạn nhất định. Khi doanh nghiệp phát triển, sơ đồ tổ chức có thể không còn phù hợp và cần điều chỉnh.
– Gây ra sự cứng nhắc trong việc quản lý: Sơ đồ tổ chức công ty được xây dựng sẽ thể hiện cách thức quản lý của đơn vị. Sơ đồ có thể được xây dựng từ lâu và điều đó có thể gây ra sự cứng nhắc trong tổ chức, khiến doanh nghiệp khó thay đổi để thích ứng với thị trường.
Không thể hiện rõ ràng sự phân chia công việc hay trách nhiệm, quyền hạn của từng phòng ban, bộ phận thông qua sơ đồ tổ chức của công ty. Điều này không chỉ gây ra khó khăn trong việc phối hợp giữa các phòng ban, các cá nhân mà còn gây ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hay chồng chéo công việc.
Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ tổ chức của một công ty cần phù hợp với đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp lớn, sơ đồ tổ chức thường có phần phức tạp hơn so với những doanh nghiệp nhỏ.
Nhìn chung, nên xây dựng sơ đồ văn phòng công ty đơn giản để các thành viên trong doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được. Cũng như các khách hàng, đối tác từ bên ngoài cũng có thể hiểu được.
Thường xuyên cập nhật hoặc tiến hành thay đổi sơ đồ tổ chức công ty khi tách, gộp, thêm phòng ban… để phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời giúp nhân sự liên quan nắm bắt được tình hình và phối hợp làm việc hiệu quả.
Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp cần được phổ biến cho tất cả các nhân viên để họ biết mình thuộc quyền quản lý của bộ phận nào, của ai, sẽ liên quan đến phòng ban nào. Điều này hạn chế được tình trạng lãng phí, chồng chéo lẫn nhau.
Xây dựng sơ đồ tổ chức của một công ty cần được định hướng rõ ràng, chi tiết ngay từ khi thành lập.
Các doanh nghiệp cần xây dựng sơ đồ văn phòng công ty một cách phù hợp với mô hình và lĩnh vực kinh doanh của mình. Với doanh nghiệp nhỏ cần sơ đồ đơn giản nhưng vẫn phải bài bản để thể hiện định hướng cụ thể. Với doanh nghiệp lớn thì cần xác định chính xác nhiệm vụ từng vị trí, phòng ban để vận hành hiệu quả hơn.
Có thể thấy rằng, xây dựng sơ đồ tổ chức công ty là một điều cần thiết trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Để cập thêm thêm các kiến thức liên quan đến việc hoạt động của một công ty, hãy theo dõi website của công ty Đại Thắng Holdings nhé.
ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI NHẬN THÔNG TIN SỚM NHẤT
Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận thông tin sớm nhất về các bất động sản cho thuê tại Đà Nẵng. Đăng ký ngay để cập nhật tin tức mới nhất và những ưu đãi hấp dẫn từ Đại Thắng Holdings!
.